Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang về trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Vào thời khắc đất trời giao hòa, trong tiết xuân với mai vàng, đào thắm, cây cối đâm chồi nảy lộc, lòng người với bao niềm vui và khát vọng vào tương lai tươi sáng của quê hương, đất nước. Đầu xuân, chúng ta cùng nhìn lại một năm với những nỗ lực vượt qua khó khăn để thu được những thành quả nổi bật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và dự liệu cho một năm mới 2023 - Năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
|
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Nghĩa trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng tặng đảng viên Nguyễn Thị Bính, sinh hoạt tại Chi bộ thôn Cầu |
Năm 2022 đã khép lại, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi và tự hào vì đã đạt được nhiều thành tựu. Kế thừa những thành quả đạt được từ những nhiệm kỳ trước, phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, với khát vọng và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương, tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, song kinh tế của tỉnh phục hồi nhanh, phát triển toàn diện với nhiều dấu ấn, các mục tiêu, chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,41% (kế hoạch tăng 7%). Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Tăng trưởng của từng ngành đều vượt kế hoạch đề ra; trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,38%, giá trị sản xuất xây dựng tăng 41,52%, giá trị thương mại - dịch vụ tăng 19,32%, nông nghiệp - thủy sản duy trì mức tăng trưởng 2,48%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với công nghiệp, xây dựng chiếm 63,91% - Thương mại, dịch vụ chiếm 28,60% - Nông nghiệp, thủy sản chiếm 7,49%. GRDP bình quân đầu người 102,3 triệu đồng, tăng 16,1%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 58.293 tỷ đồng, tăng 47,24% so năm 2021; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6.300 triệu USD, đạt 112,5% kế hoạch. Thu ngân sách tăng đột biến với tổng thu ngân sách năm 2022 ước đạt 51.400 tỷ đồng, đạt 263% dự toán, tăng 2,69 lần so với năm 2021.
Cải cách hành chính có những bước tiến vượt bậc, xếp hạng các chỉ số cải cách hành chính được cải thiện đáng kể. Những nỗ lực của tỉnh đã được Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư ghi nhận, đánh giá cao. Điều đó thể hiện ở việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư đến tỉnh để nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư.
Về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện khâu đột phá cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Trong năm 2022, tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thêm 2 KCN và chấp thuận bổ sung 2 KCN vào Quy hoạch các KCN Việt Nam, nâng tổng số KCN trên địa bàn tỉnh lên 17 KCN được Chính phủ phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích 4.395,43ha, trong đó có 8 KCN đã đi vào hoạt động. Cùng với đó, tỉnh thành lập mới 9 CCN, nâng tổng số lên 26 CCN được thành lập với tổng diện tích 1.256ha và tổng vốn đầu tư 12.409 tỷ đồng. Tỉnh đã bố trí đất để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, giá trị gia tăng lớn. Các ngành công nghiệp ưu tiên bao gồm công nghiệp liên quan đến kỹ thuật số, công nghiệp sản xuất thiết bị điện, công nghiệp sản xuất ô tô, các thiết bị vận chuyển, công nghiệp cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo công nghệ cao, sản xuất thiết bị y tế, dược phẩm, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm công nghệ cao… Nhằm đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với chuyển đổi số, tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, cho chủ trương xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh; tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại một số nước và vùng lãnh thổ để kêu gọi, thu hút các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào các KCN, CCN. Trong năm, toàn tỉnh thu hút được 86 dự án mới; trong đó có 20 dự án FDI, 66 dự án trong nước với số vốn đầu tư đăng ký đạt 215,3 triệu USD và 23.012 tỷ đồng; tiếp nhận 171 lượt dự án điều chỉnh với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 300 triệu USD và 46.413 tỷ đồng. Một số dự án, công trình trọng điểm được khởi công đầu tư xây dựng như: Dự án hạ tầng KCN sạch; dự án Nhà máy sữa Hưng Yên… Tình hình đăng ký doanh nghiệp tiếp tục duy trì với những tín hiệu tích cực, có 1.340 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 0,5%, số vốn đăng ký mới đạt 29.000 tỷ đồng, tăng 30,4%, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động 14.860 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký đạt 51.239 tỷ đồng.
Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của phát triển kinh tế - xã hội, do đó việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông được tỉnh ưu tiên hàng đầu. Trong năm 2022, toàn tỉnh triển khai thực hiện đầu tư hơn 262km đường giao thông ở các cấp đường; trong đó đang tích cực triển khai hoàn thành và thi công các dự án: Dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài, đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên; tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 2; Dự án đường trục ngang kết nối QL.39 (Km22+550) với ĐT.376… Cùng với đó, tỉnh đang tích cực triển khai các bước để chuẩn bị đầu tư các dự án: Đường Tân Phúc - Võng Phan (giao ĐT.378); đường kết nối ĐT.387 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Km31+100)...
Một dấu ấn nữa là trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Chương trình OCOP cũng đạt được những thành công. Ngoài sự tiếp tục huy động các nguồn lực, tỉnh còn nhận được sự ủng hộ, vào cuộc tích cực từ người dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Năm 2022, tỉnh có thêm 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 12 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 24 khu dân cư được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, công tác an sinh xã hội được triển khai thực hiện sâu rộng thông qua nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế tài chính phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện của tỉnh. Đến nay, to&a