Chị Huyền cho biết, mỗi vụ nấm, trang trại của gia đình chị cấy khoảng 20.000 phôi nấm với các loại nấm sò trắng, sò nâu và nấm tú cầu. Khi bước vào vụ thu hoạch, mỗi ngày, trại nấm của chị xuất ra thị trường từ 1,5 tạ đến 1,7 tạ nấm. Giá nấm từ 40.000 đến 45.000 đồng/kg, mỗi vụ thu hoạch, trại nấm của gia đình chị cho thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng. Trung bình mỗi vụ nấm thường có chu kỳ khoảng 90 ngày kể từ khi cấy phôi đến khi thu hoạch xong. Chị Huyền luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh lán trại sạch sẽ hằng ngày. Lán trại trồng nấm được xây dựng kiên cố, thoáng mát, bố trí xa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ vậy, sản phẩm nấm của chị luôn được người tiêu dùng ưa chuộng chọn mua. Nấm là loại cây trồng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sâu bệnh… Do đó, người sản xuất cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để nấm sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với mỗi loại giống nấm đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao, quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách ủ nguồn nguyên liệu, nguyên liệu phải được lựa chọn kĩ càng, sạch sẽ, chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn.
Trồng nấm còn tận dụng được các phế phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bã mía để làm phôi trồng nấm. Sau khi hết thời gian thu hoạch nấm, bã nấm có thể sử dụng làm phân vi sinh bón cho cây trồng. Các sản phẩm từ nấm cũng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Trại nấm của chị Huyền còn tạo việc làm cho lao động nông nhàn tại địa phương. Với 7 lao động thường xuyên, mức thu nhập từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng, vào thời gian thu hoạch cao điểm, gia đình thuê từ 5 đến 10 nhân công thu hái, với mức thu nhập từ 150 - 200 nghìn đồng/ngày.
Thời gian tới, chị Huyền có dự định mở rộng diện tích trại nấm thêm 1.000m2, đầu tư máy móc phụ trợ khác